BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG “KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG”!
Bệnh "Đái tháo đường" là do tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết, cùng với rối loạn chuyển hóa quan trọng của các chất đường, đạm, mỡ, chất khoáng..
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa.
Bệnh đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng, vì thế việc chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm có thể kiểm soát bệnh ở mức tối ưu
Vì sao bệnh đái tháo đường bị xem là “ kẻ giết người thầm lặng”!
Do bệnh tiến triển âm thầm, do phát hiện trễ, dinh dưỡng không hợp lý, béo phì, lối sống thụ động, ít hoạt động thể lực và stress, bệnh có tỉ lệ tử vong cao, "Đái tháo đường" được xem như hiểm họa của con người thời hiện đại.
Tầm soát bệnh đái tháo đường: Cần tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng có nguy cơ :
Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2 và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
- Ít vận động thể lực.
- Gia đ́nh có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
- Tăng huyết áp hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp.
- Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
- Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
- Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.
- Rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen.v.v.v.).
- Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.
Biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Cách phòng ngừa biến chứng:
Để phòng ngừa biến chứng do bệnh "Đái tháo đường", người bệnh phải kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và các rối loạn khác kèm theo. Ba vấn đề người bệnh phải tuân thủ: dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc đúng chỉ định.
a. Dinh dưỡng
- Tránh những thức ăn có đường, có cồn.
- Hạn chế glucid. Thức ăn có chứa nhiều glucid: gạo, tinh bột, ngũ cốc, trái cây ngọt…Nên chọn thức ăn có chỉ số tải đường huyết thấp.
- Hạn chế acid béo bão hòa, chuyển sang acid béo không bão hòa như dầu cá, dầu Olive.
- Hạn chế muối trong khẩu phần ăn, nhất là bệnh nhân đái tháo đường kèm tăng huyết áp.
- Bổ sung chất xơ, vitamin và các vi chất cần thiết.
b. Vận động
Nên bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp...
c. Thuốc
Dùng thuốc theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
Hồng Đức