Hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Trước tình hình dịch bệnh dại đã xuất hiện nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Sáng ngày 10/10/2024 Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Trà Vinh (CDCTV), tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh dại, cho đối tượng là cán bộ y tế phụ trách chương trình phòng, chống bệnh dại, cho các y bác sỹ khám sàng lọc và nhân viên y tế thực hiện công tác tiêm ngừa vắc xin tại Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố. Các Phòng tiêm chủng vắc xin tư nhân có triển khai tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

Ghi nhận tại lớp tập huấn báo cáo viên CDCTV đã trao đổi chia sẽ thông tin quan trọng bệnh dại như: Tình hình bệnh dại trên người Khu vực phía Nam từ đầu năm đến nay đã xuất 20 ca. Ca bệnh dại ở người được chẩn đoán trên lâm sàng có các biểu hiện hội chứng viêm não tủy cấp tính: Người bệnh dại sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng (thể dại điên cuồng); Các triệu chứng liệt (thể dại liệt); người bệnh dại tiến triển tới hôn mê và thường tử vong sau 7-10 ngày.

Thời kỳ ủ bệnh: tính từ khi bị chó (hoặc động vật mắc bệnh dại) cắn, liếm lên vùng da bị tổn thương đến khi phát bệnh. Thông thường: 1-3 tháng sau phơi nhiễm. , hiếm khi < 9 ngày hoặc dài tới một vài năm.

 Thời gian ủ bệnh phụ thuộc: Tình trạng nặng nhẹ của vết cắn; Vị trí của vết cắn: liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não: Đầu mặt cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, Lượng vi rút xâm nhập.

Thời kỳ tiền triệu (khởi phát): là các biểu hiện ban đầu trước khi phát bệnh: biểu hiện lo lắng, thay đổi tính tình, cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn. Lúc này, đa phần bệnh nhân đã quên việc bị chó (hoặc động vật khác) cắn.

Thời kỳ toàn phát:  2 thể bệnh cơ bản là thể hung dữ và thể liệt.

Thể hung dữ hoặc co cứng: kích thích tâm thần vận động, bệnh nhân hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá  dẫn đến  hôn mê và tử vong.

 

BSCKI. Lê Minh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Trà Vinh phát biểu khai mạc lớp tập huấn

 

Thể liệt: hay gặp ở bệnh nhân đã tiêm vắc xin nhưng tiêm phòng muộn, virus đã vào đến não gây bệnh. Thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió. Ban đầu đau nhiều vùng cột sống, sau đó hội chứng liệt kiểu Landry: liệt chi dưới, rối loạn cơ vòng, liệt chi trên. Khi tổn thương lan tới hành não, liệt thần kinh sọ, ngừng thở và ngừng tim, tử vong. Diễn biến của bệnh khoảng 4-10 ngày.

Bệnh dại là bệnh tử vong 100% nhưng có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

Nếu bị súc vật cắn: rửa thật sạch với nước và xà phòng cùng các chất sát trùng khác, đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sỹ chỉ định tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng dại theo đúng phác đồ, đủ liều.

Báo cáo viên hướng dẫn về dự phòng bệnh dại trước và sau phơi nhiễm và giám sát việc thực hành sử dụng vắc xin Dại theo Quyết định 1622/QĐ- BYT ngày 05/5/2014 của của Bộ Y tế. Kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2022- 2030. Hoạt động giám sát, phát hiện sớm người phơi nhiễm với động vật nghi dại. Quy trình điều tra và xử lý ổ dịch dại trên người và động vật dự phòng bệnh dại trước và sau phơi nhiễm, các tình huống lâm sàng thường gặp tiếp xúc với động vật nghi dại. Hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh dại trong nhà trường, ngoài cộng đồng.

Thông qua lớp tập huấn nhằm trang bị các thông tin, kiến thức cần thiết bệnh dại trên người cho các đối tượng nêu trên. Khi thực hiện công tác khám sàng lọc tiêm ngừa bệnh dại trước phơi nhiễm (nhóm nguy cơ cao) và sau phơi nhiễm, tiêm ngừa vắc xin dại người bị chó (hoặc động vật động vật có vú máu nóng) cắn, xử trí chuyên môn cho người bị chó mèo cắn kịp thời sớm nhất hạn chế đến nhất thấp nhất người bị động vật cắn lên cơn dại. bên cạnh đó, giúp cán bộ phụ trách chương trình bệnh dại tại địa phương có phương án giám sát và điều tra dịch tễ, phát hiện sớm người phơi nhiễm qua thông tin EBS, IBCM, báo cáo chó dại/ nghi dại cắn nhiều người.

Đồng thời, kích hoạt hệ thống truyền thông nguy cơ, tính nguy hiểm bệnh dại gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Các biện pháp phòng, chống bệnh dại như chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt. Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, điều tra dịch tễ, phối hợp Chính quyền địa phương xử lý ổ dịch dại theo qui định./.

 

Hoàng Vũ


Tác giả: Hoàng Vũ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết