Tin tức y tế
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ ĐƯỢC ĐỔI TÊN MỚI LÀ “Mpox”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố cơ quan này sẽ sử dụng tên gọi "Mpox" để thay thế cho tên gọi bệnh đậu mùa khỉ (monkeypox). WHO cho biết đã đưa ra quyết định sau khi nhận được một số khiếu nại về việc tên gọi của bệnh đậu mùa khỉ có hàm ý phân biệt chủng tộc và gây ra những kỳ thị không đáng có. Cả 2 tên gọi 'đậu mùa khỉ' và 'Mpox' sẽ được sử dụng đồng thời trong một năm cho tới khi tên “đậu mùa khỉ” bị loại bỏ hoàn toàn.

Như vậy, việc đổi tên bệnh Đậu mùa khỉ “monkeybox” thành tên mới là “Mpox” là nhằm mục đích tránh kỳ thị, phân biệt đối xử là một trong những rào cản rất lớn, nó ngăn cản những người mắc bệnh tìm kiếm đến sự chăm sóc y tế. Hậu quả đó đã có trong bệnh HIV/AIDS mà đã hơn 30 năm nay chúng ta chưa khắc phục được triệt để.

Bệnh đậu mùa khỉ, được khám phá vào năm 1958 và được đặt tên theo loài vật đầu tiên xuất hiện triệu chứng của căn bệnh này. Trước tháng 5/2022 các đợt bùng phát ở người chủ yếu xảy ra ở Trung và Tây Phi, thường lây truyền từ động vật sang người. Đợt dịch bùng phát mới đây xảy ra trên toàn cầu vào năm 2022 đã khác trước: số lượng lớn các ca bệnh ở nhiều quốc gia; Lây truyền từ người sang người phổ biến hơn; Có sự khác biệt về thời gian xuất hiện và diễn biến triệu chứng.

Các đặc điểm chính trong đợt dịch bùng phát hiện nay:

  • Thời gian ủ bệnh 3 – 17 ngày
  • Thời gian bệnh điển hình: 2 – 4 tuần
  • Các tổn thương cứng hoặc mềm được bao bọc tốt, ăn sâu và thường phát triển thành lõm hình rốn (giống như một chấm trên đỉnh của tổn thương)
  • Trong đợt bùng phát toàn cầu hiện nay nhận thấy có các triêu chứng:

+ Tổn thương thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục và hậu môn trực tràng hoặc ở miệng

+ Phát ban không phải lúc nào cũng lan ra nhiều vị trí trên cơ thể

+ Phát ban có thể chỉ giới hạn ở một vài tổn thương hoặc chỉ một tổn thương duy nhất

+ Phát ban không phải lúc nào cũng xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân

  • Các triệu chứng về trực tràng: phân có mũ hoặc máu, đau trực tràng hoặc chảy máu trực tràng.
  • Tổn thương diễn biến từ đau đến lúc tổn thương lành và có ngứa (đóng vảy)
  • Sốt và có các triệu chứng khác như ớn lạnh, nổi hạch, khó chịu, đau cơ hoặc nhức đầu… có thể xảy ra trước khi phát ban nhưng cũng có khi xảy ra sau khi phát ban hoặc hoàn toàn không phát hiện.
  • Các triệu chứng hô hấp như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho có thể xảy ra.
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể phụ thuộc vào sức khoẻ ban đầu của mỗi người và đường phơi nhiễm. Nhóm di truyền virus nhánh Tây Phi là nhánh liên quan đến đợt dịch bùng phát hiện nay, có mức độ bệnh nhẹ hơn và ít tử vong hơn so với nhánh virus lưu vực Congo.
  • Khi tất cả các vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới, người bệnh không còn khả năng truyền bệnh nữa.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có tỷ lệ cao ở nhóm đồng tính nam (MSM). Tỷ lệ tử vong thấp.

Các nguyên tắc kiểm soát dịch Mpox

  • Cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng. Truyền thông nguy cơ. Tránh kỳ thị phân biệt đối xử
  • Kiểm soát lây truyền:

+ Phát hiện ca bệnh

+ Điều tra ca bệnh

+ Truy vết (21 ngày)

+ Chặn đứng lây truyền

  • Quản lý ca bệnh:

+ Cách ly (tại nhà hoặc tại cơ sở y tế)

+ Điều trị và phục hồi

+ Kiểm soát nhiễm khuẩn (IPC) và an toàn

           Vắc xin phòng ngừa Mpox

  • JYNNEOS, được FDA chấp thuận để ngừa bệnh đậu mùa và bệnh Mpox ở những người có nguy cơ
  • ACAM2000: Vắc xin cũ hơn ngừa bệnh đậu mùa./.
 
 

BS CKII Trương Văn Dũng


Tác giả: BS CKII Trương Văn Dũng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết