Hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền Hưởng ứng ngày Tim mạch thế giới 27/9

Hưởng ứng ngày Tim mạch thế giới 27/9 với thông điệp “Vì một trái tim khỏe”. Theo các chuyên gia Y tế cứ mỗi năm, các bệnh lý tim mạch đã cướp đi mạng sống khoảng 17,5 triệu người trên toàn thế giới. Gánh nặng bệnh lý tim mạch đang ngày càng gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, cho gia đình và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Trong 2 ngày, từ ngày 22 - 23/09/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Trà Vinh (CDC.TV), tổ chức xe loa tuyên truyền lưu động trên các trục lộ giao thông chính, tại những khu vực đông dân cư, khu vực có nhiều hộ gia đình có người cao tuổi.

CDC TV, tổ chức xe loa Thông tin – Tuyên truyền: Đến cộng đồng những kiến thức cơ bản về bệnh lý tim mạch; Nguyên nhân gây bệnh tim mạch; Triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch sớm nhất, các biện pháp phòng bệnh lý tim mạch, giúp cộng đồng tự nâng cao sức khoẻ chính bản thân, gia đình, công đồng, những thông tin được tuyên truyền như:

Những điều cần biết về bệnh lý tim mạch, mô hình bệnh tật ở nước ta hiện nay đã có những thay đổi to lớn. Các bệnh không lây nhiễm, trong đó có các bệnh tim mạch đang có khuynh hướng tăng lên rất rõ ở nước ta. Trong số những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở nước ta thì những nguyên nhân hàng đầu là: bệnh lý tim mạch, đột qụy và ung thư.

Thông tin được tuyên truyền đến cộng đồng như bệnh tim mạch là bệnh là gì?

Bệnh tim mạch gây: Hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.

Bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời) tốn kém nhiều chi phí.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch:

Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

Hút thuốc lá, chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol.

Ít vận động, hoạt động thể dục thể thao, thừa cân, béo phì.

Căng thẳng kéo dài có thể làm hỏng các động mạch và làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.

Tăng cholesterol máu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Tăng huyết áp có thể dẫn đến xơ cứng và dày thành các động mạch, thu hẹp các mạch máu.

Đái tháo đường: Bệnh tim mạch là một biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.

Yếu tố gia đình: Trong gia đình đã có người mắc bệnh tim.

Triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch sớm nhất là gì?

Đau thắt ngực là một triệu chứng dễ nhận ra của bệnh tim mạch gồm:

+ Khó thở, cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực; Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù.

+ Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức; Ho dai dẳng, khò khè; Chán ăn, buồn nôn; Đi tiểu đêm; Nhịp tim nhanh, mạch không đều; Thở nhanh, lo lắng, lòng bàn tay đổ mồ hôi; Chóng mặt, ngất xỉu.

Nhân ngày Tim mạch Thế giới (27/9) năm nay với thông điệp “Vì một trái tim khỏe”. Với thông điệp này, chúng tôi mong muốn tất cả mọi người hãy thực hiện một lối sống lành mạnh, không có khói thuốc lá ở trong gia đình cũng như ngay tại công sở nơi mình làm việc, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong công cuộc phòng chống các bệnh tim mạch.

CDC TV, tổ chức xe loa Thông tin – Tuyên truyền: 10 lời khuyên để bảo vệ trái tim cho bạn, gia đình bạn và cộng đồng (Theo khuyến cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới)

1. Chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.

2. Tập thể dục thường xuyên: mỗi ngày tập từ 30 - 60 phút sẽ giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch và sức lao động sẽ được cải thiện hơn.

3. Không hút thuốc lá, thuốc lào vì hút thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân trực tiếp gây nhồi máu cơ tim, đột qụy và nhiều bệnh lý tim mạch khác.

4. Duy trì cân nặng hợp lý, cần giảm cân (nếu thừa cân) sẽ làm giảm huyết áp, giảm các biến cố do bệnh lý tim mạch gây nên.

5. Nên khám sức khỏe định kỳ để biết được số huyết áp động mạch, hàm lượng cholesterol, hàm lượng đường trong máu, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI). Nếu biết mình có nhiều yếu tố nguy cơ thì bạn càng cần phải có kế hoạch thực hiện lối sống lành mạnh một cách tích cực hơn để cải thiện sức khỏe của mình.

6. Hạn chế uống rượu, bia: vì uống nhiều rượu, bia làm huyết áp tăng và trọng lượng của bạn cũng tăng lên.

7. Tạo môi trường sạch sẽ, không có khói thuốc ở gia đình và công sở.

8. Cần có thời gian thư giãn, tập luyện nhẹ nhàng (nếu có thể) ngay tại chính nơi mình làm việc.

9. Tại nơi công sở cũng cần tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh.

10. Tránh căng thẳng, lo âu quá mức. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, lành mạnh và hiệu quả. 

Song song đó CDC TV, đã gửi file tuyên bệnh lý tim mạch đến các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố. Đa dạng hoá công tác Thông tin - Tuyên truyền- Truyền thông giáo dục sức khoẻ. Bệnh lý tim mạch trên hệ thống loa phóng thanh các xã, phường, Trạm Y tế, để phòng bệnh.

Thông qua chiến dịch tuyên truyền, giúp cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động đặc biệt là người có bệnh lý nền “Tim mạch, huyết áp, tiểu đường, suy thận mạn, người đã có tiền sử nhồi máu não, tai biến sau đột quỵ”. Nâng cao nhận thức, thực hành tốt 10 lời khuyên để bảo vệ sức khoẻ bản thân. Đồng thời, để mọi người hiểu biết đúng và đầy đủ về mối nguy hại bệnh lý tim mạch đối với sức khoẻ, có biện pháp phòng tránh ngày càng tốt hơn./.

 

Hữu Đức


Tác giả: Hữu Đức
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết