Hoạt động
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BỆNH DO MARBURG VIRUS

SƠ LƯỢC VỀ BỆNH DO MARBURG

- Bệnh do Marburg: Bệnh cảnh, nặng, ít gặp, tỷ lệ tử vong cao, do Marburg virus (RNA virus, họ filovirus).

- Tên gọi trước đó: Sốt xuất huyết do Marburg.

- Ghi nhận đầu tiên năm 1967 tại TP. Frankfurt, Đức và TP. Belgrade, Serbia

(các ổ dịch bắt nguồn từ nhân viên phòng xét nghiệm, các nhân viên khai thác mỏ tại các hang dơi ăn quả).

- Tỷ lệ tử vong: khoảng 50% (24-88%), tùy chủng và biện pháp phòng chống dịch can thiệp. Tỷ lệ tử vong có thể được cải thiện nếu bệnh nhân được chăm sóc điều trị tốt.

- Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu: chủ yếu điều trị bù nước và điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng.

- Ổ chứa tự nhiên: Loài dơi ăn quả: Rousettus aegyptiacus (khắp châu Phi, hay đậu trong các hang động, đặc biệt vùng cận Sahara).

 

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

1. Khả năng lây lan:

Người mắc vẫn lây được khi còn virus trong máu.

- Lây lan từ người sang người: do tiếp xúc gần (qua vết thương trên da/ niêm mạc mắt, mũi, miệng,...) với:

    • Máu/ chất dịch cơ thể (nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, phân, chất nôn, sữa mẹ, nước ối và tinh dịch) của người mắc/chết, hoặc do Marburg.
    • Vật dụng nhiễm chất dịch cơ thể của người mắc/chết do Marburg (quần áo, khăn trải giường, kim tiêm bị nhiễm bẩn,...).
    • Tinh dịch của người nam đã khỏi bệnh (qua đường miệng, hậu môn (Dữ liệu về virus Marburg còn hạn chế; tuy nhiên, nó được biết là tồn tại trong tinh hoàn và bên trong mắt, tương tự như ebolaviruses. Vì vi rút Marburg và ebolavirus đều thuộc cùng một họ vi rút (Filoviridae) nên có thể giả định rằng sự tồn tại của vi rút Marburg ở các vị trí đặc quyền miễn dịch khác (nhau thai, hệ thần kinh trung ương) có thể tương tự nhau. Không có bằng chứng nào cho thấy vi-rút Marburg có thể lây lan qua quan hệ tình dục hoặc qua các tiếp xúc khác với dịch âm đạo của phụ nữ)

- Những trường hợp ban đầu: nhiều khả năng bị lây do tiếp xúc trực tiếp, không bảo vệ với phân/ các hạt khí của dơi mắc bệnh tại các mỏ/ hang động có loài dơi này.

- Virus có thể lây trong môi trường khép kín qua người tiếp xúc gần.

(VD: lây trong môi trường bệnh viện qua việc các nhân viên y tế chăm sóc các bệnh nhân: Tiếp xúc gần nhưng không đảm bảo các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt).

 - Các nghi lễ chôn cất thi thể người mắc bệnh cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ lây lan do Marburg.

 

 

2. Thời gian ủ bệnh-  Triệu chứng lâm sàng:

  • Ủ bệnh: Trung bình 02-21 ngày
  • Triệu chứng:
    • Khởi phát đột ngột với triệu chứng: sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ dữ dội.
    • Ngày 3: có thể tiêu chảy nặng, đau cơ, chuột rút,… (tiêu chảy có thể kéo dài hơn 1 tuần). Giai đoạn này: Bệnh nhân được mô tả như: mắt sâu hoắm, gương mặt vô cảm, biểu hiện thờ ơ.
    • Ngày 5: nổi ban dát sẩn ở ngực, lưng, bụng.
    • Ngày 5- 7: nhiều bệnh nhân xuất huyết nặng, nhiều cơ quan: Máu tươi trong chất nôn và phân, thường kèm theo chảy máu mũi, nướu và âm đạo. Giai đoạn này: Bệnh nhân khó chịu/ gây hấn do bị kích thích thần kinh trung ương.
    • Triệu chứng nặng dần theo thời gian: vàng da nhiều, viêm tụy, sụt cân rõ rệt, suy gan, xuất huyết dữ dội, rối loạn chức năng đa tạng,… nguy cơ tử vong cao.
    • Ngày 15: ghi nhận một số bệnh nhân bị viêm tinh hoàn.
    • Các ca tử vong: trường hợp tử vong nhanh nhất vào ngày 8- 9 do mất máu nhiều, rơi vào sốc nhanh.

3. Chẩn đoán:

- Nhiều biểu hiện lâm sàng tương tự sốt rét, thương hàn, viêm màng não và các bệnh Sốt xuất huyết do virus khác nên rất khó phân biệt

- Các XN chẩn đoán gồm:

  • ELISA
  • Test nhanh kháng nguyên
  • Xét nghiệm trung hòa huyết thanh
  • RT-PCR
  • Nuôi cấy tế bào

4. Các đối tượng nguy cơ phơi nhiễm:

Người có tiếp xúc gần với:

- Dịch/ chất tiết từ loài dơi ăn quả Rousettus aegyptiacus

- Người mắc/ chết do Marburg

- Các loài linh trưởng mắc Marburg

Nguy cơ rất cao:

- Thành viên trong gia đình

- Nhân viên y tế chăm sóc

- Du khách đến các hang động/ hầm mỏ có loài dơi ăn quả Rousettus aegyptiacus.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Tốt nhất: tránh tiếp xúc loài dơi ăn quả, loài linh trưởng mắc bệnh

- Các biện pháp đặc hiệu: chưa có

- Các biện pháp không đặc hiệu:

 + Phòng hộ cá nhân (PPE)

               + Khẩu trang

 + Cách ly người mắc và người tiếp xúc gần

 + Xử lý chất thải người mắc

- Chủ yếu dựa vào các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu: PPE, khẩu trang, cách ly, xử lý chất thải người mắc/ thi thể người tử vong…

- Truyền thông đóng vai trò then chốt trong việc giảm lây và nên thực hiện qua các thông điệp sau:

  1. Tránh tiếp xúc dơi: nếu vào các hang, mỏ các dơi ăn quả sinh sống (tham quan, du lịch, công tác,... cần đeo gang tay và bảo hộ phù hợp
  2. Trong tất cả các sản phẩm động vật (máu và thịt) phải được nấu chín kỹ trước khi tiêu thụ.
  3. Nên tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân Marburg: đeo găng tay và PPE thích hợp khi chăm sóc người bệnh tại nhà. Rửa tay thường xuyên sau khi thăm chăm sóc người mắc.
  4. Chôn cất người chết an toàn.
  5. Xác định người tiếp xúc gần và theo dõi sức khỏe trong 21 ngày.
  6. Cách ly người bệnh với người tiếp xúc gần

WHO khuyến nghị nam giới sống sót sau mắc Marburg cần đảm bảo an toàn tinh dịch trong khoảng 12 tháng kể từ khi xuất hiện các triệu chứng hoặc cho đến khi tinh dịch của họ hai lần xét nghiệm âm tính với virus Marburg./.

 

Bs Lê Minh Hải


Tác giả: Lê Minh Hải
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết